Xét về giá trị dinh dưỡng, thịt vịt có giá trị dinh dưỡng rất cao. Trong 100g thịt vịt có khoảng 25g chất protein (vượt xa nhiều lần so với thịt bò, heo, dê, cá, trứng). Ngoài ra, hàm lượng các chất dinh dưỡng như canxi, photphot, sắt, vitamin (B1, B2, A, D, E, K), acide nicotic… rất cao.
Đặc biệt thịt vịt chống lại hiện tượng xơ vữa động mạch. Bởi trong máu vịt thường có rất nhiều axit oleic và nhiều thành phần tương tự giống dầu ôliu nên có thể chống lại hiện tượng xơ vữa động mạch. Tuy nhiên, nếu không biết kết hợp, thịt vịt sẽ trở thành thuốc độc.
Trứng gà
Đứng đầu bảng lại là trứng gà – thức ăn quá quen thuộc với đại đa số người dân.
Không nên ăn thịt vịt cùng với trứng gà vì có thể làm tổn hại đến nguyên khí trong cơ thể, bởi trứng gà có tính hàn, nếu ăn chung sẽ gây bất lợi với cơ thể.
Thịt thỏ và hạt ngũ cốc
Đây là những thực phẩm là khắc tinh với thịt vịt, không nên kết hợp. Bạn nên tránh chế biến chúng trong cùng một món ăn hoặc ăn chung trong bữa ăn. Ngoài ra, tuyệt đối không nên ăn chung thịt vịt với hạt óc chó, mộc nhĩ, hồ đào, tỏi, kiều mạch.
Thịt rùa và ba ba
Trong thành phần của thịt vịt và thịt rùa hay ba ba có chất kỵ với nhau, nên khi bạn ăn chung sẽ gây phù thũng, tiêu chảy, cơ thể rơi vào tình trạng âm thịnh dương suy, phù nề và tiêu chảy.
Thịt vịt và quả mận
Mận vốn thuộc tính hỏa, vịt thuộc tính hàn, sẽ là một xung khắc lớn nếu sử dụng mận sau khi ăn vịt.
Nếu bạn ăn hai thực phẩm này gần thời gian với nhau hoặc ăn cùng một lúc sẽ gây ra bệnh khó tiêu, chướng bụng, nóng ruột hại cho sức khỏe thậm chí trúng độc.
Để đảm bảo sức khỏe tốt khi ăn thịt vịt mọi người cần biết thịt vịt sẽ kỵ khi kết hợp với những loại thực phẩm nào để có được một món ăn ngon, bổ dưỡng và an toàn khi sử dụng.
Ngoài ra, những người bị cảm, ốm sốt, gout,… không nên ăn thịt vịt.
Mùi tanh trong thành phần của thịt vịt sẽ khiến cho người bệnh dễ ốm thêm. Vì vậy, nếu trong nhà bạn có người ho thì đừng cho họ ăn thịt vịt kẻo rước thêm bệnh nhé.
Minh Anh (Tổng hợp)