Ung thư vú ăn yến được không là thắc mắc của nhiều người, khi vừa phát hiện mình bị ung thư vú, nhờ tầm soát ung thư định kỳ hoặc đến cơ sở y tế thăm khám vì nhận thấy dấu hiệu bất thường ở vùng ngực.
Lợi ích sức khỏe của việc bổ sung tổ yến
Trước khi đến với câu trả lời cho thắc mắc ung thư vú ăn yến được không, cùng tìm hiểu qua các lợi ích sức khỏe của việc bổ sung tổ yến nhé.
Tăng cường hệ miễn dịch
Nguồn dưỡng chất quý có trong tổ yến rất giàu năng lượng, giúp nâng cao sức khỏe (đặc biệt là những người già, người đang bị bệnh) và tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, sử dụng yến còn kích thích cơ thể tăng sinh các kháng thể, từ đó trung hòa tác nhân gây bệnh.
Điều hòa nội tiết tố
Dùng tổ yến và các sản phẩm từ yến, kích thích cơ thể tăng tổng hợp các hormon nội sinh, giúp cân bằng và điều hòa nội tiết. Với những tác dụng vừa nêu, yến sào giúp cải thiện sức khỏe và tăng cường ham muốn sinh lý.
Tốt cho hệ tiêu hóa
Bên cạnh việc là nguồn cung cấp dinh dưỡng tốt và dễ hấp thu tại hệ tiêu hóa, tổ yến còn có tác dụng phục hồi các tổn thương tại niêm mạc dạ dày, cải thiện sức khỏe đường ruột.
Tăng cường thị lực
Sử dụng tổ yến với cách dùng đúng và liều lượng phù hợp, giúp sáng mắt, cải thiện các tật ở mắt và bảo vệ sức khỏe thị giác.
Phòng ngừa lão hóa da
Axit amin threonine trong yến giúp hỗ trợ tổng hợp elastine và collagen, giúp giữ cho làn da của chị em luôn căng mịn và trẻ trung. Không chỉ vậy, các yếu tố vi lượng như mangan, kẽm trong yến giúp tăng cường hoạt động đường ruột, tăng cảm giác thèm ăn và cải thiện giấc ngủ.
Tốt cho hệ tạo máu
Nguồn sắt nguyên tố dồi dào từ tổ yến, giúp cơ thể tăng tổng hợp hồng cầu, từ đó cho tác dụng bổ máu. Ngoài ra, chất đạm từ nước yến còn hỗ trợ tăng cường tổng hợp hemoglobin cho cơ thể.
Ung thư vú ăn yến được không?
Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư vú là rất cần thiết. Dinh dưỡng khoa học giúp cơ thể người bệnh phục hồi sau các liệu pháp điều trị, tăng cường sức đề kháng và giảm nguy cơ bệnh tái phát.
Cùng với việc duy trì cân nặng hợp lý và tập luyện thể dục thường xuyên. Người bệnh ung thư vú cần kiêng một vài thực phẩm, bao gồm:
- Thịt đỏ và các sản phẩm từ sữa, có nhiều chất béo: Chất béo chứa trong các thực phẩm này là chất béo không lành mạnh, gây hại cho sức khỏe, đặc biệt làm tăng nguy cơ mắc bệnh xơ vữa động mạch (mỡ máu).
- Hạn chế tiêu thụ đồ uống có cồn: Rượu, bia có thể tương tác với các loại thuốc trị ung thư mà người bệnh dùng, vì vậy bệnh nhân nên hạn chế ít nhất có thể.
- Không nên ăn các thực phẩm quá ngọt, nhiều đường tinh chế, hay các loại thực phẩm chế biến sẵn.
- Thực phẩm không đảm bảo vệ sinh: Phương pháp điều trị ung thư, có thể làm giảm bạch cầu của bệnh nhân. Chính vì thế, cơ thể sẽ không đủ bạch cầu để chống lại các tế bào vi khuẩn tấn công. Cơ thể người bệnh ung thư vú yếu và dễ bị nhiễm trùng hơn.
Câu trả lời cho câu hỏi “ung thư vú ăn yến được không?” là hoàn toàn được. Với tổ yến và các sản phẩm chế biến từ yến, bạn có thể sử dụng với liều lượng hợp lý, theo khuyến nghị của công ty sản xuất.
Tuy nhiên, việc bổ sung tổ yến đúng cách giúp người bệnh an toàn và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều nơi sản xuất và kinh doanh yến. Chính vì vậy, bạn cần tham khảo và chọn lựa những địa chỉ uy tín, nhằm mua được nguồn yến có chất lượng tốt.
Lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho người ung thư vú
Ngoài vấn đề bệnh ung thư vú ăn yến được không, thì người bệnh ung thư vú cần biết được các nguyên tắc dinh dưỡng, nhằm xây dựng được một thực đơn cho người ung thư vú ăn uống khoa học, giúp duy trì sức khỏe tốt và tối ưu hóa hiệu quả trị liệu bệnh.
- Đa dạng khẩu phần ăn: Đảm bảo thực đơn hàng ngày, bao gồm nhiều loại thực phẩm khác nhau, tránh việc kiêng cữ quá mức làm dẫn đến bệnh suy dinh dưỡng.
- Hạn chế thức ăn tẩm ướp nhiều gia vị: Tránh tiêu thụ quá nhiều đồ ăn tẩm ướp sẵn, gia vị mặn, chiên rán nhiều dầu mỡ.
- Bổ sung rau củ quả giàu xơ và chất chống oxy hóa: Các sản phẩm như súp lơ xanh, cải xoăn, rau chân vịt, cam, bưởi, trà xanh, ổi, cà chua, cà rốt, bí đỏ là lựa chọn lý tưởng cho người mắc bệnh ung thư vú. Chúng không chỉ giàu dưỡng chất và khoáng chất, mà còn chứa nhiều chất chống oxy hóa tự nhiên, giúp kiềm hãm sự tăng trưởng và di căn của tế bào ung thư.
- Chất béo tốt (chất béo không bão hòa): Bơ, ngũ cốc, dầu ô liu, quả hạch, cá hồi, cá trích,… là các lựa chọn tốt cho sức khỏe người bị ung thư vú. Protein từ thịt cá là loại protein dễ tiêu hóa và hấp thu, được khuyến khích hơn là ăn thịt đỏ.
- Chia nhỏ khẩu phần ăn: Người mắc bệnh ung thư vú nên cân nhắc chia nhỏ khẩu phần ăn, giúp giảm cảm giác chán ăn, cung cấp đủ chất cho cơ thể. Thay vì 3 bữa ăn lớn như bình thường, cân nhắc chia nhỏ thành 5 – 6 bữa ăn trong ngày. Có thể thay bằng các thực phẩm lỏng như cháo, súp hay ngũ cốc dinh dưỡng,… giúp dễ hấp thu và người bệnh đỡ chán ăn hơn.
Vậy là bạn đọc đã biết được “ung thư vú ăn yến được không?”. Người bệnh ung thư vú cần lựa chọn các thực phẩm lành mạnh, giúp hỗ trợ tối ưu quá trình điều trị. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần biết cách phòng ngừa ung thư vú tái phát, sau khi đã qua đợt điều trị dứt điểm bằng hóa trị hoặc xạ trị.
Xem thêm:
- Ung thư vú có uống được tam thất không?
- Ung thư vú có ăn được trứng gà không?
- Ung thư vú kiêng ăn gì?