Học văn bằng 2 đại học đang là xu hướng ngày càng được ưa chuộng ở nước ta. Không chỉ mở rộng cơ hội nghề nghiệp, văn bằng 2 đại học còn có thể thay đổi được bản chất công việc ở hiện tại. Tuy nhiên, đối với loại văn bằng này, nhiều người có ý định theo học vẫn còn đang phân vân về giá trị của nó. Liệu Văn bằng 2 có giá trị như văn bằng 1 không và có được thi công chức với văn bằng 2 không? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn trả lời toàn bộ những câu hỏi trên.
Văn bằng 2 có giá trị như văn bằng 1 không?
Chương trình đào tạo văn bằng 2 đại học dành cho những người đã có ít nhất một bằng tốt nghiệp trình độ đại học. Sau khi hoàn thành chương trình đại học của ngành đào tạo mới, nếu đáp ứng đủ yêu cầu và điều kiện ra trường, học viên sẽ được công nhận và cấp bằng đại học thứ 2 hệ chính quy.
Thực tế, có rất nhiều sinh viên sau khi ra trường không làm đúng chuyên ngành hoặc công việc đòi hỏi phải có thêm kỹ năng mới. Chính vì vậy, đào tạo văn bằng 2 đại học nhằm đáp ứng nhu cầu chuyển đổi nghề nghiệp, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng và gia tăng khả năng tính thích ứng của nhân sự lao động trước đòi hỏi của xã hội.
Điều 38 của Luật Giáo dục đại học 2012 cũng có quy định: Văn bằng giáo dục đại học được cấp cho người học sau khi tốt nghiệp một trình độ đào tạo theo một hình thức đào tạo, gồm bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ và bằng tiến sĩ. Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 (có hiệu lực từ 01/07/2019) thì quy định: Văn bằng giáo dục đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ và văn bằng trình độ tương đương.
Như vậy, theo quy định mới thì không còn có sự phân biệt về bằng cấp giữa các hình thức đào tạo. Theo đó, quy định này được hiểu là bằng chính quy với bằng tại chức, bằng từ xa, bằng liên thông, văn bằng 2 là tương đương nhau. Cho đến khi Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 có hiệu lực thì giá trị của văn bằng 2 và bằng chính quy sẽ có giá trị tương đương nhau.
>>> Xem thêm: Nên học văn bằng 2 ngành gì?
Văn bằng 2 có được thi công chức không?
Văn bằng 2 đại học chỉ được cấp cho người học khi học viên hoàn thành xong xong chương trình đại học của ngành đào tạo mới. Tuy các hình thức đào tạo của văn bằng 2 đại học có sự khác biệt nhất định đối với ngành học thứ nhất và thời gian đào tạo cũng rút gọn hơn so với ngành học thứ nhất, nhưng học viên ra trường vẫn được cấp bằng đại học hệ chính quy và có giá trị tương đương như ngành học thứ nhất.
Như vậy, văn bằng 2 đại học không những có giá trị như văn bằng 1 mà còn giúp người có thêm nhiều lợi thế và kỹ năng mới trong cuộc cạnh tranh tìm kiếm việc làm. Theo luật công chức Việt Nam năm 2008, người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển công chức:
- Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;
- Đủ 18 tuổi trở lên;
- Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng;
- Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp;
- Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
- Đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ;
- Các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển.
Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển công chức:
- Không cư trú tại Việt Nam;
- Mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của Tòa án mà chưa được xóa án tích; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.
Nếu bạn sở hữu văn bằng 2 đại học và không vi phạm bất kỳ một trường hợp nào trong những trường hợp không được đăng ký thi tuyển công chức, thì bạn hoàn toàn có thể nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển vào các cơ quan nhà nước.
>>> Xem thêm: Có nên học văn bằng 2 tiếng anh
Văn bằng 2 có được thi cao học không?
Yêu cầu để được thi cao học theo quy định gồm:
- Đã tốt nghiệp đại học đúng chuyên ngành hoặc những chuyên ngành phù hợp với ngành mà bản thân đăng ký dự thi. Đây là điều kiện bắt buộc không ngoại trừ một ngành nào.
- Riêng ngành ngoại ngữ, nếu thí sinh đăng kí theo đúng bằng tốt nghiệp hệ giáo dục thường xuyên thì bắt buộc bằng đại học phải tốt nghiệp một ngành ngoại ngữ hệ chính quy. Những người đã tốt nghiệp những ngành gần với ngành ngoại ngữ thì bắt buộc phải bổ sung thêm kiến thức trước khi thi.
- Với từng đối tượng dự thi khác nhau các cơ sở dự thi sẽ có các văn bản quy định những kiến thức cần bổ sung.
- Các ngành hay chuyên ngành gần với chuyên ngành được dự thi để đào tạo trình độ thạc sĩ sẽ do chính cơ sở đào tạo ban hành trong hồ sơ đăng ký hoặc là trong hồ sơ nhiệm vụ cho phép đào tạo của cơ sở ngành.
Theo đó việc có văn bằng 2 cũng như đáp ứng các điều kiện khác về chuyên môn thì bạn hoàn toàn có thể được dự thi cao học.
Bằng tại chức có được thi công chức không?
Từ năm 2019 việc thi tuyển công chức không được phân biệt loại hình đào tạo, văn bằng, chứng chỉ, trường công lập, trường ngoài công lập. Đó là một trong những điểm mới về điều kiện đăng ký dự tuyển công chức vừa được Chính phủ ban hành tại Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 về Sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.
Như vậy, dựa vào những quy định nói trên thì việc có bằng tại chức các bạn hoàn toàn có thể được nộp hồ sơ dự tuyển thi công chức tại các cơ quan nhà nước theo quy định.
>>> Xem thêm: Học song bằng là gì?
Hy vọng thông qua bài viết này các bạn nắm được văn bằng 2 có giá trị không? Để từ đó có thể theo học, thực hiện ước mơ chinh phục niềm đam mê và mở ra cho bản thân những cơ hội phát triển tốt nhất. Chúc các bạn thành công!
Tham khảo thêm thông tin về lớp học ôn thi A2, B1, B2 Tiếng Anh cấp tốc cam kết đầu ra theo địa chỉ:
Trang Tuyển Sinh
- Số 15-17, ngõ 167 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội
- Số 352 đường Ba Tháng Hai, Phường 12, Quận 10, TPHCM
- Hotline: 096.999.8170 – 0989.880.545
- Website: trangtuyensinh.vn