Khi tiếp xúc với các thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh đều có thể gây ê buốt răng và hiện tượng này thường xảy ra đột ngột trong thời gian ngắn rồi biến mất sau khi không còn tiếp xúc với thức ăn.
Ê buốt răng khi ăn đồ lạnh là dấu hiệu cảnh báo của các bệnh lý răng miệng như viêm nướu, sâu răng, viêm nha chu. Nguyên nhân dẫn đến các bệnh này đa phần là do chăm sóc răng miệng không đúng cách và nếu không được cải thiện kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng ê buốt răng hay bệnh lý khác sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Một số tác hại của việc ăn đồ lạnh bao gồm:
- Răng bị gãy hoặc mòn bề mặt men
Răng khi bị chấn thương ở mức độ nặng có thể gây lộ ra phần ngà răng. Bên trong các ống ngà có chứa các đầu tận cùng thần kinh nên khi ngà răng tiếp xúc với các yếu tố bên ngoài thì có thể gây đặc biệt khó chịu và nhạy cảm khi tiếp xúc với thức ăn lạnh.
- Răng bị tụt nướu
Khi mô nướu đã bị tổn thương do các bệnh lý và tụt xuống thì phần ngà ở chân răng có thể lộ ra ngoài. Đó là điều kiện thuận lợi cho axit trong nước bọt và thức ăn có thể dần dần ăn mòn men răng.
- Sâu răng
Khi bệnh nhân vệ sinh răng miệng không sạch sẽ có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn ăn mòn dẫn đến tạo ra nhiều lỗ sâu trên bề mặt. Lúc đó, răng dễ dàng trở nên nhạy cảm, đặc biệt là khi ăn các thức ăn lạnh, nóng hoặc chua.
Ngoài ra, nếu lỗ sâu không được phát hiện để làm sạch và trám lại kịp thời thì vi khuẩn sẽ tấn công vào sâu hơn đến vùng tủy răng gây viêm tủy.
- Viêm nướu, viêm nha chu
Viêm nướu hay viêm nha chu mãn tính cũng là nguyên nhân ăn đồ lạnh bị buốt răng. Bệnh còn có thể kèm theo những biểu hiện khác như đau nhức, chảy máu nướu răng,…