Rượu
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet
Rượu là một trong các thức uống dễ gây ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ tiết ra. Theo các chuyên gia, việc mẹ nhâm nhi một chút rượu vang vào bữa tối thì không cần phải lo lắng bởi một ly nhỏ rượu không gây ra quá nhiều nguy hiểm cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nếu mẹ có thói quen uống rượu, đặc biệt là các loại rượu mạnh như vodka, mẹ sẽ khiến con buồn ngủ, suy nhược, tăng cân bất thường. Chính vì vậy, các mẹ nên loại bỏ ngay ý nghĩ dùng rượu như một thức uống giải stress, hãy nghĩ đến lợi ích của con rồi đưa ra một quyết định đúng đắn.
Cà phê
Trong thời điểm cho con bú, mẹ uống cà phê (soda hoặc trà) thì sẽ có một lượng nhỏ caffein kết tụ lại trong sữa mẹ, 1 tách cà phê thường chứa 135mg caffeine. Trẻ sơ sinh không có khả năng bài tiết chất caffeine một cách nhanh chóng và hiệu quả như người lớn nên rất dễ bị kích ứng, cáu kỉnh, và mất ngủ. Để tránh tình trạng này, mẹ nên cắt giảm lượng cà phê, nếu được thì nên hạn chế hoàn toàn trong giai đoạn này. Nễu trường hợp mẹ không thể ‘cai’ được, thì hãy nhớ chỉ uống ngay sau khi bé bú xong, để lần bú tiếp theo caffeine sẽ chỉ còn trong máu mẹ.
Socola
Hãy thân trọng nếu socola là niềm đam mê ngọt ngào mà các mẹ lựa chọn. Cũng giống như cà phê và soda, socola cũng có chứa caffein. Mặc dù không quá nhiều: 1 miếng socola đen thường chứa từ 5-35mg caffein. Tuy lượng caffein trong socola không nhiều như cà phê, nhưng các mẹ vẫn nên chú ý và hạn chế bớt.
Trái cây có múi
Những trái cây có múi thường được các mẹ ưa thích vì đây là loại thực phẩm cung cấp nguồn vitamin C dồi dào cho mẹ. Tuy nhiên các mẹ nên biết rằng, một số hợp chất có trong các loại trái cây họ cam, quýt khi vào sữa mẹ có thể kích thích hệ tiêu hóa non nớt của trẻ, khiến con bị tiêu chảy, trớ sữa hoặc hăm tã, nổi mẩn đỏ trên da. Do đó, vì lợi ích của trẻ, mẹ nên hạn chế uống nước cam hoặc ăn quít. Thay vì ăn cam, quýt, các mẹ có thể bổ sung vitamin C bằng các thực phẩm thay thế như đu đủ, xoài.
Rau mùi tây và bạc hà
Mùi tây và bạc hà là 2 loại thảo mộc, nếu ăn với lượng lớn có thể làm giảm lượng sữa mẹ. Bất cứ khi nào bạn ăn các loại thảo mộc này, hãy theo dõi nguồn sữa bé đang bú để đảm bảo đủ nhu cầu của con.
Một số mẹ thường uống trà bạc hà khi muốn ngừng tiết sữa sau khi cai sữa cho con. Một loại thảo mộc khác là xô thơm cũng làm giảm lượng sữa mẹ.
Sữa và chế phẩm từ sữa
Khi mẹ ăn các sản phẩm từ sữa hoặc uống sữa, các chất gây dị ứng có thể vào sữa mẹ và gây kích ứng cho bé. Nếu bạn quan sát thấy các triệu chứng như bé nôn mửa và đau bụng sau khi bạn sử dụng các sản phẩm từ sữa thì phải ngưng uống các các sản phẩm này một thời gian. Các triệu chứng khác bao gồm eczema, các vấn đề về da và giấc ngủ.
Trẻ em bị dị ứng bơ sữa thường cũng có dấu hiệu dị ứng đậu nành. Bạn hãy thay thế bằng thực phẩm sữa hữu cơ có hàm lượng chất béo cao; thịt, gia cầm không có kháng sinh, không chứa hormone tăng trưởng, hóa chất hoặc thuốc trừ sâu.
Hải sản có vỏ cứng
Theo các bác sĩ chuyên gia, trẻ nhỏ rất dễ bị dị ứng với những đồ hải sản có vỏ cứng. Bởi hải sản lạnh và tanh có thể khiến bé bị đau bụng. Trong thời gian cho con bú, mẹ nên hạn chế ăn hải sản, nếu có ăn hãy tìm hiểu trước xem trong gia đình mình có ai bị dị ứng hay không.
Các loại cá có thủy ngân cao
Cá không khiến bé khó chịu, quấy khóc hay chướng bụng, nhưng thủy ngân vốn có trong cá có thể nhiễm vào bầu sữa của mẹ. Theo khuyến cáo của FDA, phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ nên ăn ít nhất 2 khẩu phần các loại cá và hải sản có vỏ ít thủy ngân trong mỗi tuần. Năm loại cá thông dụng ít có thủy ngân là tôm, cá ngừ đóng hộp, cá hồi, cá pô-lắc (cá minh thái) và cá da trơn. Các loại cá mẹ nên tránh ăn khi đang cho con bú là cá mập, cá kiếm, cá thu hoàng hậu và cá kình.
Thức ăn muối chua
Các loại thực phẩm muối chua như dưa cà, cóc ngâm, xoài ngâm, me xào… hiện nay khá phổ biến và cũng là món khoái khẩu của nhiều chị em nhưng nhóm thực phẩm này không được khuyến khích sử dụng tại thời điểm nuôi con bằng sữa mẹ. Axit sinh ra trong thời gian muối chua có thể gây tổn thương đến hệ tiêu hóa của cả mẹ và bé.
Đồ ăn tái sống
Đồ ăn chưa chín là thực phẩm có nguy cơ gây ngộ độc, rối loạn tiêu hóa cho cả mẹ và bé nên phụ nữ cho con bú không nên ăn.