Hải sản có chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, bị viêm họng có được ăn hải sản không được nhiều người quan tâm. Bài viết này chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết thắc mắc của bạn.
Nguyên nhân gây viêm họng
Hầu hết nguyên nhân gây viêm họng là do nhiễm trùng hoặc do các yếu tố môi trường tác động. Dưới đây là một số nguyên nhân gây đau họng phổ biến nhất:
- Nhiễm virus: Khoảng 90% bệnh nhân mắc viêm họng là do virus. Các loại virus gây viêm họng như virus cảm lạnh, cúm, bạch cầu đơn nhân, sởi, thủy đậu, quai bị…
- Nhiễm trùng do vi khuẩn: Nhiễm trùng do vi khuẩn cũng có thể gây ra viêm họng. Phổ biến nhất là viêm họng liên cầu do vi khuẩn Streptococcus nhóm A gây ra.
- Dị ứng: Khi hệ thống miễn dịch phản ứng với các tác nhân như phấn hoa, cỏ, lông thú cưng, nó sẽ tiết ra các chất gây ra triệu chứng như nghẹt mũi, chảy nước mắt, hắt hơi và kích ứng cổ họng. Chất nhầy dư thừa trong mũi có thể chảy xuống phía sau cổ họng và gây viêm họng.
- Không khí khô: Không khí khô có thể hút hơi ẩm từ miệng và cổ họng, dẫn tới cảm giác khô và ngứa.
- Các chất gây kích ứng: Khói thuốc, hóa chất, ô nhiễm không khí, các sản phẩm tẩy rửa có thể gây viêm họng, đau họng.
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản: Acid từ dạ dày trào ngược lên thực quản và cổ họng gây triệu chứng ợ chua và có thể làm viêm họng.
Viêm họng có ăn được hải sản không?
Hải sản chứa ít chất béo bão hòa, giàu protein và chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng quan trọng bao gồm acid béo omega-3, vitamin A và vitamin B. Những chất dinh dưỡng này rất cần thiết trong việc duy trì sức khỏe của bạn, đặc biệt là não, mắt và hệ thống miễn dịch.
Mặc dù chưa có báo cáo nghiên cứu về việc ăn hải sản ảnh hưởng xấu tới bệnh viêm họng, nhưng đây là nhóm thức ăn gây dị ứng rất cao.
Dị ứng hải sản thường gặp ở người lớn và thanh thiếu niên nhiều hơn trẻ nhỏ. Các loại hải sản có thể gây dị ứng bao gồm cá có vảy và động vật có vỏ, bao gồm cả động vật thân mềm (như hàu, trai, mực) và động vật giáp xác như tôm.
Các triệu chứng dị ứng hải sản thường phát triển trong vài phút đến một giờ sau khi ăn, có thể bao gồm:
- Tình trạng thở khò khè, nghẹt mũi, khó thở
- Phát ban, ngứa
- Sưng môi, mặt, cổ họng
- Buồn nôn, đau bụng
- Chóng mặt, ngất xỉu
Dị ứng mức độ nghiêm trong có thể gây ra sốc phản vệ, cần được đưa đi cấp cứu kịp thời.
Nguyên nhân gây ra dị ứng hải sản là do hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức và cố gắng chống lại tác nhân xâm nhập từ bên ngoài, giải phóng histamine – một chất hóa học gây ra các triệu chứng của dị ứng.
Lưu ý khi ăn hải sản
Dị ứng hải sản thường khó chẩn đoán và tùy thuộc cơ địa mỗi người mà phản ứng có thể khác nhau. Có người chỉ cần ngửi mùi thức ăn đã có phản ứng dị ứng. Nếu bạn đã có tiền sử dị ứng hải sản trước đó, bạn nên tránh ăn trong giai đoạn bị viêm họng.
Nếu bạn không bị dị ứng với hải sản, bạn vẫn có thể ăn hải sản và nên lưu ý một số điều sau:
- Hạn chế tối đa dầu mỡ, đồ cay nồng: Các món hải sản chế biến cầu kỳ với nhiều gia vị hấp dẫn lại chính là tác nhân xấu làm nghiêm trọng hơn tình trạng viêm họng của bạn. Các món ăn này có thể gây nóng rát trong cổ họng dẫn tới ợ nóng, ho khan, nôn mửa…
- Nên chọn mua hải sản có nguồn gốc rõ ràng, tránh mua hải sản bị ô nhiễm có chứa nhiều chất hóa học ảnh hưởng tới sức khỏe và kích ứng cổ họng.
- Một tuần bạn chỉ nên ăn hải sản một lần nếu cảm thấy thèm.
Viêm họng nên ăn gì và không nên ăn gì?
Khi bị viêm họng, bạn nên ăn các thực phẩm và đồ uống có thể giúp giảm đau và ngăn ngừa kích ứng thêm:
- Canh, súp: Không chỉ giúp tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch, cải thiện nhiễm trùng đường hô hấp trên mà còn giúp làm dịu cơn đau họng nhanh chóng. Bạn có thể nấu canh hầm rau củ với xương hoặc thịt gà.
- Chuối: Chuối rất dễ nhai và nuốt, là món ăn nhẹ lý tưởng khi bạn bị viêm họng. Ngoài ra, chuối có chứa các chất dinh dưỡng như kali, vitamin B, vitamin C giúp cơ thể của bạn nhanh chóng khỏe lại.
- Sữa chua: Sữa chua tạo cảm giác dễ chịu khi cổ họng của bạn bị đau, đồng thời chứa nhiều dinh dưỡng như protein, carbohydrate, probiotics giúp hệ thống miễn dịch chống lại nhiễm trùng.
- Cháo yến mạch: Bột yến mạch dễ nuốt và chứa các chất chống oxy hóa, kali giúp tăng mức năng lượng của bạn khi bị viêm họng.
- Khoai tây nghiền: Khoai tây dễ chế biến dễ nuốt và chứa nhiều vitamin C, magie.
Bạn cũng nên tránh những thực phẩm gây kích ứng cổ họng hoặc khó nuốt như:
- Thực phẩm có tính acid: Thực phẩm có tính acid như cam quýt, cà chua, rượu có thể gây khó chịu nếu cổ họng đang bị đau.
- Thức ăn giòn: Bánh quy giòn, bim bim, bỏng ngô có thể gây khó nuốt và kích ứng.
- Gia vị gây khó chịu: Một số loại gia vị cần tránh như ớt, hạt tiêu, sa tế, nhục đậu khấu, đinh hương. Để tăng thêm hương vị cho món ăn, bạn có thể thêm gừng hoặc tỏi vào bữa ăn của mình.
- Thực phẩm chiên, rán: Thực phẩm chiên rán khó tiêu hóa, làm giảm khả năng miễn dịch và làm giảm khả năng chống lại virus của cơ thể.
Xịt họng AFree – Hỗ trợ giảm viêm họng nhanh chóng, hiệu quả
Xịt họng AFree được phân phối bởi Dược phẩm Thái Minh, là cách trị viêm họng được nhiều người tin dùng hiện nay. Sản phẩm có tác dụng tốt trên các bệnh về đường hô hấp, giúp giảm ho, sưng viêm, đau rát họng, phòng viêm nhiễm đường hô hấp do virus, vi khuẩn và làm giảm đờm do Covid.
Sản phẩm sản xuất trên nguyên lý kết hợp hai thành phần ZnI2 ( Kẽm lod) và DMSO (Dimethyl sulfoxide), có tác dụng tiêu diệt virus, vi khuẩn và giảm sưng, viêm nhanh chóng.
Các công dụng của sản phẩm AFree gồm:
- Phòng viêm nhiễm đường hô hấp do virus, vi khuẩn.
- Giúp giảm ho, sưng viêm, đau rát họng, nhiệt miệng.
- Làm dịu nhẹ các triệu chứng viêm, đau rát họng.
- Phòng viêm phế quản, ho lâu ngày ở trẻ em và người lớn.
- Làm giảm đờm, tan đờm do Covid.
Hướng dẫn sử dụng xịt họng AFree:
- Bước 1: Mở nắp nhựa trong cố định vòi xịt. Sau đó xoay đầu xịt nằm ngang và mở nắp nhựa trắng bảo vệ đầu xịt.
- Bước 2: Cầm lọ xịt, ngón trỏ để lên nút xịt. Đưa đầu xịt vào họng và ấn xịt từ 4-5 nhịp liền nhau.
- Bước 3: Sau khi xịt xong vệ sinh sạch đầu xịt và đóng nắp.
Với những trường hợp có lượng đờm ít do bị Covid bạn có thể dùng xịt họng AFree mỗi ngày khoảng 5-6 lần. Người triệu chứng nặng hơn xịt khoảng 15 lần để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Lưu ý: Không dùng xịt họng AFree cho trẻ em dưới 1 tuổi, phụ nữ đang mang thai và cho con bú.
Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi bị viêm họng có được ăn hải sản không và các lưu ý bạn cần biết. Nếu có bất cứ thắc mắc gì về các bệnh đường hô hấp, các triệu chứng do Covid và sản phẩm AFree, bạn có thể gọi đến tổng đài miễn cước 18009068, các chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc của bạn.
Bạn có thể BẤM VÀO ĐÂY để tìm NHÀ THUỐC GẦN NHẤT có bán xịt họng AFree chính hãng
Hoặc Đặt mua AFree GIAO HÀNG NHANH tận nhà TẠI ĐÂY