Gan có chức năng lọc, đào thải độc tố từ máu, tạo các enzym giúp chuyển hóa thức ăn,…Cũng tương tự nhiều bộ phận khác, gan dễ bị tổn thương gây ra nhiều bệnh nguy hiểm, đặc biệt là xơ gan. Vậy bệnh xơ gan là gì? Xơ gan có phục hồi được không? Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh này.
1. Tìm hiểu về bệnh xơ gan
Gan thường nằm ở vị trí dưới khung xương sườn trong cơ thể. Khi gan khỏe mạnh có khối lượng khoảng 1,5 kg, bề mặt nhẵn, mềm, màu nâu. Xơ gan là biến chứng, giai đoạn cuối của bệnh viêm gan mãn tính. Trạng thái gan bị bệnh sẽ đổi từ màu nâu sang màu vàng nhạt. Khối lượng gan lúc này cũng giảm xuống chỉ còn khoảng 500gr, gan cứng. Bề mặt gan không còn nhẵn mịn mà nổi các cục u, sần sùi. Bệnh hình thành khi các tế bào của gan bị tổn thương trở thành tế bào xơ. Khi các mô xơ ngày càng nhiều sẽ chặn đường lưu thông của máu qua gan. Vậy chức năng của gan bị suy giảm làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh?
2. Bệnh xơ gan có phục hồi được không?
Bệnh xơ gan rất nguy hiểm. Vì thế, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì rất dễ gây tử vong. Chức năng gan đã bị suy giảm, khả năng trao đổi chất và đào thải chất độc ra ngoài kém, dẫn đến bị gan mãn tính. Vậy xơ gan có phục hồi được không? Đây là nỗi trăn trở của không ít bệnh nhân và người nhà.
Bệnh xơ gan có chữa được hay không còn dựa vào nhiều yếu tố. Khả năng khỏi bệnh tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của bệnh. Bệnh xơ gan gồm có 4 giai đoạn.
2.1 Xơ gan có phục hồi được không? Giai đoạn 1 rất dễ để người bệnh phục hồi
Do tính chất của gan có khả năng bù trừ rất tốt vì vậy khi có một phần gan gặp vấn đề thì phần còn lại sẽ hoạt động thay chức năng. Chỉ khi gan bị chai cứng gần 80% thì cơ thể mới có biểu hiện rõ ràng. Giai đoạn này các dấu hiệu của bệnh chưa rõ rệt. Một số triệu chứng cơ bản như:
– Rối loạn tiêu hóa, ăn không ngon miệng, đầy bụng.
– Cơ thể mệt mỏi, suy nhược.
– Chiều tối có thể sốt nhẹ khoảng hơn 37 độ.
– Giảm cân không rõ nguyên do.
– Da vùng tay chân có màu vàng.
– Nước tiểu có màu khác thường
– Một số trường hợp có dấu hiệu suy giảm ham muốn tình dục.
Hầu hết các dấu hiệu trên rất khó nhận ra, dễ bị người bệnh bỏ qua. Vì vậy để phát hiện bệnh sớm chúng ta nên thường xuyên khám sức khỏe định kỳ.
2.2 Giai đoạn 2
Ở giai đoạn này, tế bào gan đã bị tổn thương nhiều hơn trước. Các mô sẹo dần xuất hiện nhiều hơn và lấn át các tế bào gan khỏe mạnh. Chức năng gan dần suy yếu, độc tố bị dồn ứ do khả năng thải độc gan kém. Các cơ quan khác trong cơ thể cũng bị ảnh hưởng khi quá trình trao đổi chất bị rối loạn.
Xơ gan giai đoạn 2 sẽ có biểu hiện rõ ràng hơn so với giai đoạn 1. Vì vậy khi thấy có triệu chứng, bệnh nhân cần chữa trị kịp thời để ngăn bệnh phát triển sang giai đoạn mới. Bệnh xơ gan có thể điều trị khỏi không? Cơ thể sẽ dễ phục hồi hơn khi được điều trị tại giai đoạn này.
2.3 Giai đoạn 3
Các tế bào gan bị tổn thương nhiều do lượng dịch tại ổ bụng tăng nhanh. Diễn biến của bệnh khá nghiêm trọng, các triệu chứng đã rõ ràng như:
– Vàng da toàn thân
– Xơ gan cổ trướng
– Chảy máu ở vùng chân răng, mũi
– Va chạm nhẹ dễ để lại vết bầm tím
Khả năng phục hồi khi bệnh ở giai đoạn này khá ít ỏi. Việc điều trị rất khó khăn, chỉ khi thực hiện ghép gan thì người bệnh mới có thể kéo dài thời gian sống khoảng vài năm tùy vào từng trường hợp.
2.4 Giai đoạn 4
Giai đoạn cuối hay có tên gọi khác là xơ gan mất bù. Thời điểm này, các tế bào gan bị tổn thương hoàn toàn, mọi chức năng tê liệt. Bệnh nhân thường có các dấu hiệu: Sốt cao, tính cách thất thường, bụng phình to hay còn gọi là viêm màng bụng, thường xuyên buồn ngủ,…
Ở giai đoạn 4 xơ gan có chữa được không? Khả năng chữa khỏi bệnh lúc này đã không còn. Các phác đồ điều trị chỉ giúp kéo dài sự sống cho người bệnh.
Những bệnh nhân bị bệnh gan do gan nhiễm mỡ, ứ sắt, hóa chất cũng khó để hồi phục. Nếu xơ gan do các loại virus như: Virus viêm gan B, virus viêm gan C thì có thể can thiệp bằng cách hạn chế sự phát triển của virus.
3. Những nguyên nhân gây ra xơ gan
– Rượu: Những người nghiện rượu chiếm tỷ lệ xơ gan cao nhất. Gan bị ngấm chất độc trong rượu gây nhiễm mỡ, viêm gan mãn tính. Uống rượu trong thời gian dài sẽ dẫn tới xơ gan.
– Ứ mật: Mật bị viêm, tắc sẽ tác động tới gan gây tổn thương bộ phận này.
– Virus: Xơ gan có thể do các loại virus gây ra như virus viêm gan A, virus viêm gan B.
– Ký sinh trùng: Các loại amip, sán lá gan, ký sinh trùng sốt rét gây tổn thương cho gan.
– Tác dụng phụ của thuốc: Một số trường hợp điều trị bệnh bằng thuốc cũng có thể dẫn tới xơ gan.
– Độc tố trong gan không được đào thải ra ngoài gây ứ đọng, phá hủy mô trong gan. Hấp thụ quá nhiều chất sắt vào cơ thể cũng gây ra nhiều bệnh, trong đó có xơ gan.
– Bệnh xơ gan bẩm sinh do trẻ sinh ra không có ống dẫn mật, teo ống dẫn mật.
4. Có thể phát hiện bệnh xơ gan sớm được không?
Các triệu chứng của xơ gan giai đoạn đầu thường không quá rõ ràng nên dễ bị bỏ qua.Thực hiện các xét nghiệm sẽ giúp chẩn đoán bệnh xơ gan sớm, độ chính xác cao. Nhờ tiến bộ của khoa học sẽ giúp bệnh nhân có cơ hội điều trị trước khi bệnh trở nặng.
Dưới đây là những xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh cần thực hiện để chẩn đoán bệnh xơ gan:
– Sàng lọc gan mật: Các chuyên gia khuyên nên thực hiện 6 tháng một lần. Chi phí xét nghiệm sẽ rẻ hơn nhiều so với việc điều trị bệnh. Phát hiện ra nguyên nhân gây tổn thương gan sẽ giúp xác định cách điều trị hiệu quả hơn.
– Xét nghiệm máu: Thông qua các chỉ số trong máu bác sĩ có thể xác định những vấn đề về gan của bệnh nhân.
– Hình ảnh: Chụp CT scan, chụp cộng hưởng, siêu âm sẽ cho thấy những vùng tổn thương của gan.
– Sinh thiết gan: Nhân viên y tế sẽ lấy một mô mẫu từ gan sau đó phân tích trong phòng thí nghiệm. Xét nghiệm này mang lại kết quả có tính chính xác cao.
5. Điều trị bệnh xơ gan
Bệnh xơ gan có phục hồi được không? Điều trị bệnh xơ gan phụ thuộc vào tình trạng gan đã bị tổn thương của bệnh nhân. Mục đích của việc chữa trị là làm chậm quá trình phát triển của bệnh, ngăn ngừa các biến chứng của xơ gan. Phác đồ điều trị thay đổi theo từng nguyên nhân gây bệnh.
– Điều trị xơ gan do rượu: Bệnh nhân nên dừng ngay việc uống rượu. Nếu khó khăn, bác sĩ sẽ tư vấn liệu trình cai rượu.
– Giảm cân: Nếu nguyên nhân do gan bị nhiễm mỡ thì người bệnh cần kiểm soát lượng đường huyết và cân nặng.
Giống như các bệnh lý khác, các bệnh nhân xơ gan cũng được chỉ định sử dụng một số loại thuốc:
– Thuốc điều trị bệnh gan: Giúp ngăn ngừa quá trình tổn thương tế bào gan do virus viêm gan A, B.
– Thuốc kiểm soát triệu chứng của bệnh xơ gan: Thuốc có tác dụng làm chậm quá trình tiến triển của bệnh.
Với người bệnh xơ gan ở giai đoạn muộn cần nằm kê chân cao hơn so với tim để giảm độ phù cho chân. Nguyên nhân do chức năng tổng hợp protein giảm, dẫn đến lượng protein máu giảm làm cho nước khó thoát ra ngoài.
Phát hiện bệnh xơ gan càng sớm càng hỗ trợ nhiều cho việc điều trị bệnh hiệu quả. Tuy nhiên khi phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn thì người bệnh càng cần nghiêm túc, kiên trì thực hiện theo chỉ định của bác sĩ.
6. Cách phòng chống bệnh xơ gan
Bệnh xơ gan tuy nguy hiểm, khó chữa nhưng lại rất dễ phòng tránh. Thay vì khi bị bệnh mới chữa thì chúng ta cần thực hiện một số biện pháp để phòng bệnh.
6.1 Chế độ ăn
– Hạn chế ăn đồ nhiều muối vì chúng gây tích nước.
– Tránh xa, hạn chế sử dụng đồ uống có cồn, cafein.
– Ăn ít đường, thức ăn nhiều chất béo.
– Xây dựng chế độ ăn đảm bảo cung cấp đủ gần 3.000 calo mỗi ngày gồm các nhóm thực phẩm : Thịt, cá, trứng, sữa, ngũ cốc,…
– Nên ăn các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật để giảm tải quá trình chuyển hóa của gan.
– Không ăn thực ăn sống, nhiều phẩm màu, không rõ nguồn gốc.
– Ăn thực phẩm nấu chín, nước đun sôi, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
– Người bệnh nên chia nhỏ bữa ăn, có thể ăn một ngày 4-5 bữa.
– Uống nhiều nước ép, ăn nhiều trái cây để bổ sung vitamin.
– Khi bị phù, bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng các loại thuốc lợi tiểu. Uống thuốc sẽ làm mất Kali vì vậy người bệnh cần ăn nhiều thực phẩm giàu Kali.
– Nếu bệnh nhân ở giai đoạn muộn nên hạn chế thực phẩm giàu protein vì dễ gây hôn mê gan.
6.2 Xơ gan có phục hồi được không? Điều chỉnh nếp sinh hoạt giúp hỗ trợ phục hồi bệnh
– Nên thư giãn đầu óc, tránh lo âu, căng thẳng sẽ giúp bệnh chậm phát triển và hạn chế biến chứng.
– Không nên dùng các thuốc: Kháng sinh, giảm đau paracetamol vì sẽ gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến gan.
– Thực hiện nghiêm túc theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Không được tự ý dừng thuốc hay thay đổi loại thuốc khi chưa có sự cho phép.
– Tiêm phòng đầy đủ vắc xin viêm gan B cho trẻ em, người lớn chưa bị bệnh.
– Có lối sống lành mạnh, ăn ngủ đúng giờ, không quan hệ tình dục bừa bãi.
– Với những người đã bị bệnh viêm gan B, viêm gan C cần khám định kỳ 3 đến 6 tháng 1 lần nhằm phát hiện và điều trị sớm khi bệnh có biến chứng.
– Mọi người nên tạo thói quen Khám sức khỏe tổng quát hàng năm để sớm phát hiện các bệnh lý, trong đó có xơ gan.
Mong rằng bài viết đã cung cấp đầy đủ các thông tin bổ ích giúp bạn hiểu hơn về vấn đề “Xơ gan có phục hồi được không?” Mặc dù bệnh xơ gan nguy hiểm nhưng nếu được phát hiện kịp thời và chữa trị đúng cách sẽ giúp người bệnh phục hồi.