Củ kiệu, dưa hành chua ngọt là món ăn có “ma lực” vô cùng lớn đối với hầu hết tất cả mọi người. Đặc biệt trong dịp Tết đến Xuân về, món ăn kèm này đã trở thành một truyền thống không thể thiếu trong bữa cơm của người Việt. Thế nhưng câu hỏi mẹ bầu ăn củ kiệu được không là thắc mắc chung mà nhiều chị em chưa có lời giải đáp. Cùng theo chân Mỹ Phẩm Bà Bầu tìm hiểu thông tin này nhé.
Củ kiệu và dưa hành có công dụng thế nào?
Củ kiệu, dưa hành là thực phẩm ăn kèm trong bữa con của các gia đình, chúng được chế biến từ công thức muối chua. Mỗi vùng miền sẽ có những quan niệm về củ kiệu khác nhau. Theo đó, việc sử dụng nguyên liệu để làm củ kiệu cũng khác nhau. Tuy nhiên phần lớn củ kiệu có đặc điểm nhận dạng khá giống củ hành, thân eo thắt rõ rệt, thân nở, đuôi mảnh, không quá dày. Mặc khác, dưa hành hay hành muối là một loại dưa muối được ủ chua theo công thức lên men.
Hai món ăn kèm này đều có thể xuất hiện trong mâm cơm hàng ngày, đặc biệt là mâm cơm ngày Tết. Cùng với thịt mỡ, thịt kho, bánh tét và bánh chưng, người ta hay ăn kèm chung với củ kiệu và dưa hành để giảm bớt cảm giác ngán.
Ngoài ra, củ kiệu và dưa hành còn được biết đến với những công dụng như sau:
– Hương vị chua chua ngọt ngọt đặc biệt giúp kích thích vị giác và cải thiện bữa ăn
– Trong các loại rau củ ủ chua thường có chứa nhiều vi khuẩn có lợi cho đường ruột như acidophilus, lactobacilli và plantarum, các vi khuẩn này có khả năng giúp kích thích tiêu hóa, hỗ trợ cải thiện đường ruột.
– Một số nghiên cứu cho thấy rằng, các món rau muối và củ kiệu đều có khả năng bảo vệ và hỗ trợ gan tránh khỏi các tác động xấu, giảm thiểu được tác hại do cồn gây ra.
– Có chứa nhiều vi khuẩn có lợi cho đường ruột, nên củ kiệu và dưa hành đều là lựa chọn lý tưởng để giảm triệu chứng táo bón.
– Các loại rau củ muối thường được chế biến tươi và ăn sống nên sẽ giữ được lượng chất xơ, các loại vitamin và khoáng chất cần thiết. Điều này cũng sẽ giúp cơ thể được cung cấp các dưỡng chất quan trọng.
– Do cũng là một loại rau, dưa hành cà củ kiệu đều có nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho làn da. Đặc biệt trong hai món ăn kèm này đều có chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp cơ thể chống lại sự tấn công do gốc tự do gây ra.
– Khi được lên men, acid lactic trong củ kiệu cũng theo đó được hình thành. Khi ăn vào, các hoạt chất này sẽ giúp cơ thể giảm lượng cholesterol trong máu, từ đó điều hoà và cải thiện lưu thông máu hiệu quả.
Bà bầu ăn củ kiệu dưa hành có được hay không?
Trong giai đoạn mang thai, đặc biệt là những tháng đầu tiên, mẹ bầu sẽ có thể cảm thấy “thèm ăn cả thế giới”. Nếu như trước đây ít khi muốn ăn các món “lạ lạ” nào đó, thì sau khi mang thai cũng có khả năng thèm ăn bất chợt. Nhiều chị em bầu bì thay đổi thói quen ăn uống, thèm củ kiệu quá mức cũng là tình trạng bình thường. Vì vậy câu hỏi bà bầu ăn củ kiệu được không cũng là thắc mắc chung của nhiều chị em.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thực tế thì củ kiệu cũng là một loại rau củ. Do đó, mẹ bầu có thể ăn một ít, tuy nhiên không nên ăn quá nhiều và ăn liên tục. Để đảm bảo an toàn cho thai kỳ, tốt nhất chị em chỉ nên ăn 1-2 bữa có củ kiệu, dưa hành trong tuần. Ngoài ra, mỗi lần chỉ nên ăn từ 3-5 củ thôi nhé.
Tại sao bà bầu không nên ăn dưa hành củ kiệu ngày tết
Khi mang thai, phần lớn chất dinh dưỡng giúp trẻ phát triển được cung cấp từ cơ thể người mẹ. Vì thế mà chế độ ăn uống của mẹ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Mất cân bằng dưỡng chất trong thai kỳ sẽ đem lại rất nhiều hệ lụy không mong muốn.
Củ kiệu và dưa hành không phải là thực phẩm nằm trong danh sách đen, tuy nhiên món ăn này tiềm ẩn khá nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng đến trẻ. Do đó, nếu quá thèm thì mẹ chỉ nên ăn một ít, còn có thể nhịn thì tốt nhất nên kiêng. Dưới đây là một số tác hại có thể xảy ra nếu mẹ ăn quá nhiều củ kiệu:
Gây ợ nóng
Các món ăn ủ chua nói chung và củ kiệu/ dưa hành nói riêng đều chế biến bằng phương pháp lên men, vì thế chúng chứa khá nhiều axit. Khi ăn quá nhiều sẽ gây kích ứng niêm mạc dạ dày, mẹ bầu có tiền sử trào ngược, đau dạ dày thì các vết loét có thể lan rộng hơn. Mẹ bầu không bị đau dạ dày nhưng có thói quen thường xuyên ăn món ăn này cũng dễ bị đầy hơi và ợ nóng, dẫn tới tình trạng trào ngược. ăn không ngon miệng.
Gây phù nề
Vào giai đoạn cuối của thai kỳ, cơ thể người sẽ sẽ dễ bị phù nề hơn do đáp ứng cho sự phát triển nhanh chóng của bào thai. Không chỉ củ kiệu và dưa hành, trong các món ăn ủ muối, ủ chua đều chứa rất nhiều muối – đây là một trong những nguyên nhân làm gia tăng phù nề, tê cứng chân tay. Do đó, mẹ bầu nên kiểm soát và cân bằng lượng muối để giảm tình trạng này nhé.
Gây dị tật thai nhi
Tuy là một loại rau và có chức năng bổ sung khá nhiều dưỡng chất thiết yếu, song các loại củ kiệu. dưa hành không được nấu chín, chỉ ủ lên men thì phần lớn hàm lượng chất nitrat trong nguyên liệu này sẽ được chuyển hóa thành nitrit. Đây là thành phần không tốt cho sức khỏe con người. Bên cạnh đó, nhóm chất này được được đánh giá không an toàn cho phụ nữ mang thai. Bổ sung quá nhiều có thể gây ra những tác dụng không mong muốn, thậm chí là sảy thai và dị tật bẩm sinh.
Các món bà bầu không nên ăn
Khi mang thai, mẹ cần đảm bảo một chế độ ăn uống cân bằng để đảm bảo cho sức khỏe của mẹ và trẻ. Vì vậy nhiều mẹ lầm tưởng rằng ăn thật nhiều mới có dinh dưỡng để nuôi con. Quan điểm này hoàn toàn sai lầm, vì cũng có nhiều thực phẩm có thể gây hại mà mẹ không hề biết. Các mẹ cùng Mỹ Phẩm Bà Bầu điểm qua các món ăn sau để kiểm tra xem mình đang cập nhật đủ thông tin chưa nhé.
Các món ăn về cá, hải sản có hàm lượng thủy ngân cao
Các loại cá biển như cá ngừ, cá thu,… là những thực phẩm có chứa hàm lượng thủy ngân và kim loại cao. Ngoài ra, các loại hải sản biển cũng có chứa nhiều thủy ngân. Đây là thành phần vô cùng độc hại, có thể gây ảnh hưởng đến cả thế chất và hệ thống não bộ của trẻ.
Các món ăn về thịt, cá sống
Trong các loại thịt, cá sống hầu hết đều có chứa các vi khuẩn như salmonella, coliform, toxoplasmosis,… Đây là những vi khuẩn có thể gây ngộ độc. Ngoài ra, tốt nhất mẹ nên chọn phương pháp ăn chín, uống sôi để tránh tình trạng nhiễm vi khuẩn, virus.
Món ăn về gan động vật
Trong gan động vật chứa rất nhiều vitamin A. Thành phần này cũng có chức năng vô cùng quan trọng cho sự phát triển của thai nhi, tuy nhiên, bổ sung quá nhiều vitamin A có thể gây ra những tác động tiêu cực đến thai nhi. Điển hình phải kể đến là dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh hoặc sảy thai, thai lưu.
Một số loại rau củ chế biến
Không chỉ thịt động vật, cá,… mà một số loại rau củ cũng nằm trong “tầm ngắm” tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây sảy thai, co thắt tử cung. Để an toàn cho trẻ, tốt nhất mẹ nên hạn chế ăn các loại rau củ như: khoai tây mọc mầm, măng tươi, rau sống, khổ qua, lá ngót, đu đủ xanh, dứa (thơm),…
Trên đây là những chia sẻ về thông tin mẹ bầu ăn củ kiệu được không. Hy vọng rằng chị em sẽ có thêm nhiều kiến thức cần thiết để chuẩn bị sẵn sàng cho hành trang làm mẹ sắp tới!