Bánh mì là thực phẩm quen thuộc và được nhiều người yêu thích, nhất là trong bữa sáng. Vậy, mẹ bầu tiểu đường thai kỳ ăn bánh mì được không và nên ăn những loại bánh mì nào? Mẹ bầu đang bị tiểu đường thai kỳ hãy cùng chuyên mục Thai kỳ của AVAKids tìm hiểu ngay nhé!
1Tiểu đường thai kỳ ăn bánh mì được không?
Bánh mì là thực phẩm có lượng đường huyết thấp. Do đó, rất nhiều mẹ bầu thắc mắc “tiểu đường thai kỳ ăn bánh mì được không?” thì câu trả lời trong trường hợp này là CÓ.
Tuy nhiên, mẹ bầu tiểu đường thai kỳ nên lựa chọn loại bánh mì phù hợp. Những loại bánh mì được làm từ ngũ cốc nguyên hạt, giàu chất xơ là sự lựa chọn tối ưu. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu protein và chất béo có lợi để giảm tác động của bánh mì lên lượng đường trong máu như: hạt chia, ngũ cốc yến mạch, cám lúa mì, hạt lanh,…
Mẹ bầu tiểu đường thai kỳ hoàn toàn có thể ăn bánh mì
2Một số loại bánh mì tốt cho mẹ bầu tiểu đường thai kỳ
Bên cạnh việc hiệu rõ “tiểu đường thai kỳ ăn bánh mì được không?”, mẹ bầu cũng cần biết các loại bánh mì phù hợp với người tiểu đường thai kỳ. Cụ thể:
Bánh mì ngũ cốc nhiều chất xơ
Chất xơ có khả năng tăng cường nhu động ruột và tạo cảm giác no. Đồng thời, chất xơ cũng giúp kiểm soát lượng đường trong máu, là thành phần giúp làm giảm chỉ số GI cao của các loại thực phẩm.
Việc sử dụng bánh mì ngũ cốc nhiều chất xơ sẽ giúp lượng đường trong máu không tăng đột biến. Tuy nhiên, chất xơ vẫn chứa hàm lượng carbohydrate cao nên mẹ bầu tiểu đường thai kỳ cần sử dụng một cách điều độ, tránh ăn quá nhiều.
Bánh mì sandwich chứa nhiều hạt
Bánh mì sandwich chứa ngũ cốc nguyên hạt chưa tinh chế và chất xơ tự nhiên sẽ làm giảm tác động của carbohydrate lên lượng đường trong máu. Do đó, khi chọn bánh mì nguyên hạt, mẹ nên chọn những loại có chứa thành phần yến mạch, hạt quinoa, kiều mạch, lúa mì nguyên hạt, lúa mạch, gạo lứt, cám,…
Các loại ngũ cốc nguyên hạt sẽ có chỉ số GI thấp hơn bột mì và chứa nhiều dưỡng chất như vitamin E, protein, kẽm,…
Bánh Tortillas ít carbohydrate
Bánh Tortillas là loại bánh mì dẹt chứa hàm lượng carbohydrate thấp và bổ sung thêm chất xơ nên rất phù hợp sử dụng cho mẹ bầu tiểu đường thai kỳ.
Bánh mì đen
Bánh mì đen được làm hoàn toàn từ lúa mạch đen nên chứa nhiều chất xơ, ít tinh bột và hàm lượng calo thấp. Vì vậy, đây được xem là thực phẩm tốt cho bệnh nhân tiểu đường thai kỳ.
Bánh mì đen cũng chứa hoạt chất acid ferulic và acid caffeic có khả năng làm chậm quá trình phân giải đường và giúp kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn. Bên cạnh đó, bánh mì đen còn chứa chất xơ hòa tan nên có thể làm chậm quá trình tiêu hóa và hạn chế tình trạng đường huyết tăng đột biến sau khi ăn.
Vì vậy, việc thêm bánh mì đen vào chế độ ăn hàng ngày của mẹ bầu sẽ giúp ổn định sức khỏe tim mạch, giảm lượng cholesterol trong máu. Đồng thời, bánh mì đen cũng không chứa gluten nên rất phù hợp với bệnh nhân tiểu đường thai kỳ không dung nạp gluten.
Bánh mì đen rất phù hợp với mẹ bầu tiểu đường thai kỳ
3Cách lựa chọn bánh mì cho mẹ bầu tiểu đường thai kỳ
Như vậy, tiểu đường thai kỳ vẫn có thể ăn bánh mì nhưng không phải loại bánh mì nào cũng phù hợp. Dưới đây là cách lựa chọn bánh mì dành cho người bệnh tiểu đường thai kỳ mà mẹ nên biết:
- Carbohydrate: Giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể nhưng việc bổ sung quá nhiều carbohydrate sẽ làm tăng đường huyết. Do đó, mẹ chỉ nên chọn loại bánh mì có chứa từ 15 – 20g carbohydrate cho mỗi khẩu phần ăn.
- Calo: Chế độ ăn nhiều calo có thể làm rối loạn đường huyết, béo phì và tăng kháng insulin. Do đó, hàm lượng calo trong mỗi lát bánh mì dành cho mẹ bầu tiểu đường thai kỳ không nên vượt quá 90 calo.
- Chất xơ: Bánh mì chứa nhiều chất xơ sẽ khiến cho ruột mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa thức ăn, nhờ đó có thể làm chậm quá trình hấp thu đường và tránh làm tăng đường huyết đột ngột. Vì vậy, mẹ nên chọn bánh mì chứa nhiều chất xơ.
- Chất béo: Mẹ bầu tiểu đường thai kỳ nên hạn chế ăn chất béo chuyển hóa và bão hòa để tránh tăng cân, rối loạn đường huyết, kháng insulin. Đồng thời, nên ăn chất béo không bão hòa vừa đủ để cải thiện sức khỏe tim mạch và hạn chế các biến chứng thai sản. Do đó, mẹ nên chọn bánh mì không chứa chất béo chuyển hóa và chứa dưới 1,5g chất béo bão hòa để đảm bảo sức khỏe.
- Muối: Mẹ nên chọn bánh mì chứa hàm lượng muối thấp, khoảng 150mg/lát để tránh nguy cơ gặp phải các biến chứng tiểu đường như bệnh tim mạch, thận,…
- Chất phụ gia: Mẹ bầu tiểu đường thai kỳ cần tránh ăn bánh mì chứa chất phụ gia như: màu nhân tạo, chất tạo ngọt, xi – rô ngô, Azodicarbonamide, DATEM,…
Ngoài ra, mẹ có thể bổ sung thêm sữa bầu phù hợp với người tiểu đường thai kỳ và các loại thuốc bổ cho bà bầu để có thêm dinh dưỡng giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, mẹ cần tham khảo ý trước bác sĩ trước khi sử dụng nhé!
4Mẹ bầu tiểu đường thai kỳ cần tránh những loại bánh mì nào?
Bên cạnh những loại bánh mì nên ăn thì cũng có những loại bánh mì mà mẹ bầu tiểu đường thai kỳ cần tránh. Cụ thể như:
- Bánh mì trắng và bánh được làm từ bột mì trắng: Đây là những loại bánh chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất thấp nhưng lượng đường khá cao. Do đó, ăn những loại bánh này sẽ khiến lượng đường huyết tăng cao, ảnh hưởng xấu đến quá trình điều trị tiểu đường.
- Bánh mì chứa chất tạo ngọt, nhiều đường: Tiêu thụ loại bánh mì này sẽ khiến cho quá trình kiểm soát đường huyết gặp khó khăn hơn.
- Bánh mì chứa nho khô hoặc các loại trái cây khô: Trái cây khô đã trải qua quá trình sấy nên lượng nước đã bị hao hụt và lượng đường tăng cao. Do đó, loại bánh mì này không phù hợp với mẹ bầu tiểu đường thai kỳ.
- Bánh mì không chứa protein: Bánh mì không chứa protein sẽ không cung cấp đủ dưỡng chất và năng lượng cần thiết cho mẹ bầu.
Mẹ bầu tiểu đường thai kỳ không nên ăn bánh mì chứa nho khô
Việc hiểu rõ hàm lượng dinh dưỡng, những loại bánh mì nên và không nên ăn đối với mẹ bầu tiểu đường thai kỳ sẽ giúp đảm bảo sức khỏe thai kỳ một cách tốt nhất. Mong rằng, những giải đáp “tiểu đường thai kỳ ăn bánh mì được không?” trên đây của AVAKids sẽ mang lại những thông tin hữu ích dành cho mẹ bầu.
Mọi thông tin AVAKids cung cấp chỉ mang tính chất tham khảo. Để có được lời khuyên tốt nhất, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
Tổng hợp bởi Bích Lựu
Kiểm duyệt bởi Trúc Lâm