Nhận diện thương hiệu ̣(Brand Identity) là một công cụ hữu hiệu giúp doanh nghiệp kết nối với khách hàng. Nhưng có Brand Identity không đồng nghĩa với việc thương hiệu đã đủ tốt. Có rất nhiều yếu tố tiềm ẩn có thể hủy hoại Brand Identity của thương hiệu. Ví dụ như thiết kế sơ sài hay font chữ khó đọc. Thậm chí nhiều thương hiệu lớn, toàn cầu cũng đang mắc những lỗi tương tự mà không hay biết.
Dưới đây, Malu sẽ điểm qua 12 lỗi phổ biến nhất trong thiết kế Nhận diện thương hiệu mà doanh nghiệp không nên bỏ qua:
Không định hình được nhóm công chúng mục tiêu:
Xây dựng một bộ nhận diện hào nhoáng không phải là điều doanh nghiệp nên quan tâm. Điều quan trọng hơn đó là cách khách hàng nhìn nhận về chúng như thế nào. Doanh nghiệp càng diễn giải tốt, càng dễ kết nối với khách hàng.
Tuy nhiên, sẽ là vô nghĩa nên Brand Identity không đồng nhất với bản chất thật sự của thương hiệu. Bởi khi đó, thương hiệu không tạo được sự đồng cảm với đúng nhóm khách hàng đích. Cho dù logo của họ có đẹp và hoàn hảo đến đâu.
Cách khắc phục: Hãy thành thật. Trước tiên, thương hiệu phải hiểu chính mình: mình là ai, mình muốn gì. Từ đó xây dựng giá trị cốt lõi, sứ mệnh, tầm nhìn thương hiệu. Việc này sẽ giúp bộ nhận diện song hành với những tiêu chuẩn thương hiệu đã đặt ra.
Logo vô nghĩa:
Thiết kế logo thì vui đấy, nhưng cũng là một nhiệm vụ khó nhằn. Tất nhiên làm ra một chiếc logo ưa nhìn và cảm thấy hài lòng về thành quả của mình không có gì là sai. Nhưng một logo có giá trị phải củng cố được nhận diện cốt lõi của thương hiệu. Bên cạnh đó, làm nổi bật sứ mệnh, văn hóa doanh nghiệp. Nếu logo đang thiếu kết nối với thương hiệu, có lẽ nó cần được cải tiến lại.
Cách khắc phục: Có rất nhiều loại logo: wordmark, abstract, monogram, emblem, … Mỗi loại có những ưu, nhược điểm và cách sử dụng riêng. Hãy bắt đầu với việc lựa chọn ra loại hình logo phù hợp với doanh nghiệp. Sau đó nghiên cứu về các lỗi sai phổ biến trong thiết kế logo và cố gắng tránh gặp phải chúng. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo quy trình thiết kế logo cơ bản sau.
Bộ nhận diện sơ sài:
Brand Identity chính là để thương hiệu kết nối tốt hơn với khách hàng. Nó cần được bao hàm mọi công cụ có thể sáng tạo ra những nội dung thương hiệu, cho dù trên nền tảng nào. Nếu bộ guidelines không được cung cấp đầy đủ tới khách hàng, các nội dung thương hiệu về sau cũng sẽ thiếu nhất quán.
Cách khắc phục: Các thành tố cơ bản trong một bộ nhận diện bao gồm:
- Logo
- Màu sắc
- Font chữ và Typography (kiểu chữ)
- Phân cấp thương hiệu
- Hình ảnh
- Illustration
- Hệ thống biểu tượng
- Trực quan hóa dữ liệu
- Các thành tố tương tác
- Video và ảnh động
- Web design
Thiết kế Website kém hiệu quả:
Một bộ nhận diện thương hiệu tốt cần có thiết kế trực quan hết mức có thể. Những biểu tượng không thể giải mã, website phản hồi chậm, hình ảnh chất lượng thấp là điều cần tránh. Nếu không, khách hàng sẽ quay lưng với thương hiệu ngay lập tức.
Cách khắc phục: Luôn nghĩ về trải nghiệm của người dùng. Ngay cả khi thiết kế logo hay website, điều này cũng rất quan trọng. Liệu logo có đủ tốt để hiển thị trên ảnh profile? Liệu infographic này có tương thích được trên nhiều thiết bị không? Một số câu hỏi ví dụ như trên đây.
Element thiếu đồng bộ:
Thiết kế một logo, sử dụng màu sắc và typeface giống nhau không đồng nghĩa với việc Brand Identity đã đủ liên kết. Nếu muốn tạo ra một trải nghiệm đồng nhất cho khách hàng, cần phải thiết kế được các element mà hỗ trợ lẫn nhau.
Cách khắc phục: Hãy bắt đầu bằng logo và phát triển thêm các element từ đó. Typeface đi cùng logo cũng phải được lựa chọn kỹ lưỡng. Tương tự, màu sắc cũng cần kết hợp khéo léo để tương xứng với typeface.
Hình ảnh kém đa dạng:
Đa dạng này không thể hiện ở phong cách thiết kế. Vấn đề nằm ở con người/nhân vật mà thương hiệu đang xây dựng, dù là trong ảnh hay illustration. Khi thiết kế như một thói quen, rất dễ rơi vào vòng luẩn quẩn và lộn xộn. Hãy thật sự nghĩ về việc hình ảnh nào sẽ truyền tải thông điệp, giá trị cho thương hiệu.
Cách khắc phục: Luôn chú ý tới sự đa dạng (độ tuổi, quốc tịch, giới tính, …) cho các hình ảnh trong thiết kế. Nhớ đi theo những chỉ dẫn cụ thể trong Brand Guidelines và lập một kho lưu trữ các stock nếu cần.
Typography nghèo nàn:
Kiểu chữ (Typography) có thể giúp củng cố hoặc ngược lại, cản trở trải nghiệm thương hiệu. Nếu chữ bị xếp lộn xộn, khó đọc hay quá cồng kềnh thì sẽ tạo ra nhiều vấn đề cho người dùng. Nhất là với nội dung trực tuyến, đây là điều nhanh nhất khiến khách hàng bỏ qua post của bạn.
Cách khắc phục: Trước hết, hãy đảm bảo rằng kiểu chữ rất dễ đọc. Một bài test kiểm tra độ dễ đọc của ký tự, phát triển bởi Jessica Hische cũng có thể hữu ích cho bạn.
Thiết kế thiếu hệ thống:
Cũng giống như việc thiết kế một bộ nhận diện thương hiệu chắp vá không có sự gắn kết. Các thương hiệu cũng gặp khó khăn khi thiếu một hệ thống thiết kế phù hợp. Hệ thống không chỉ bao gồm việc tổng hợp các bộ phận, Nó là cách từng bộ phận kết hợp với nhau như thế nào.
Cách khắc phục: Thương hiệu đã có một hệ thống phân cấp (Brand Hierarchy) trực quan chưa? Khách hàng có thể phân tích nội dung của bạn một cách dễ dàng không? Thứ tự nội dung đã phù hợp chưa? Tiêu đề chính, tiêu đề phụ, nội dung, hình ảnh, … đang sắp xếp như thế nào?
Quá nhiều màu sắc:
Đây là một sai lầm căn bản mà rất nhiều người mới vào nghề mắc phải. May mắn là nó cũng khá là dễ để khắc phục.
Cách khắc phục: Tối giản màu sắc với công thức sau: 2 màu chính – 3 đến 5 màu bổ trợ – 2 màu nhấn nhá.
Biểu tượng không thể giải mã:
Biểu tượng khiến nội dung trực quan được diễn giải dễ dàng hơn mà không cần từ ngữ. Do đó, tính tinh gọn và rõ ràng là quan trọng nhất. Tuy nhiên, rất nhiều thương hiệu thường bị cuốn theo việc dùng biểu tượng mà quên mất điều này. Nó khiến biểu tượng trở nên dư thừa hoặc quá trừu tượng để hiểu.
Cách khắc phục: Nếu chưa chắc chắn, hãy tham khảo thêm ý kiến của mọi người để biết biểu tượng đã đủ phù hợp và dễ hiểu hay chưa.
Dữ liệu bị trực quan hóa sai:
Nhờ vào kỷ nguyên bùng nổ big data, thương hiệu đang dễ dàng tiếp cận với dữ liệu hơn bao giờ hết. Data visualization là một công cụ mạnh mẽ giúp dữ liệu được giải mã dễ hơn nhưng cũng gây tổn hại nếu thực hiện sai cách.
Cách khắc phục: Hãy tìm hiểu các Cẩm nang về Trực quan hóa dữ liệu và tất nhiên, đảm bảo rằng thương hiệu đã dùng đúng.
Không có cẩm nang về phong cách thương hiệu:
Một trong những lý do lớn nhất khiến các thương hiệu đang vật lộn với Brand Identity chính là việc nội dung thiếu nhất quán. Các content creator thường được cho rằng đã hiểu hết và biết cách áp dụng Brand Guidelines hiệu quả. Thực tế thì không hẳn. Do đó, các tuyến nội dung được tạo ra bị lộn xộn và không đồng bộ.
Cách khắc phục: Hãy đảm bảo rằng toàn bộ đội ngũ nhân lực đã hiểu về Brand Guidelines bằng cách đưa ra ví dụ trực quan, cách áp dụng thực tế.
Hy vọng sau khi nghiên cứu bài viết, các thương hiệu sẽ tránh được những lỗi sai thường gặp phải khi xây dựng bộ nhận diện thương hiệu cho mình. Nếu vẫn cảm thấy khó khăn, hãy tìm đến sự giúp đỡ của đội ngũ có chuyên môn như Malu Design nhé!