Workstation là một khái niệm chỉ những cỗ máy chuyên dụng cho làm việc, xử lý chuyên sâu về thiết kế hình ảnh hay dựng hình đồ họa 3D,…. Các cỗ máy này đều được tận dụng cho làm việc chuyên nghiệp. Tuy nhiên, liệu chúng có thể sử dụng cho mục đích khác cụ thể ở đây là chơi game giải trí không? Hãy cùng Hoàng Hà PC tìm hiểu trong bài viết này.
Workstation là những chiếc máy như thế nào?
Trước hết ta phải hiểu Workstation những dòng máy như thế nào? Workstation (hay còn gọi là máy trạm) là các máy tính được xây dựng nhàm tối ưu cho công việc, phù hợp với mục đích làm việc. Chúng rất khác với các máy tính cá nhân (Laptop/Desktop) bình thường ở chỗ các máy trạm thường có thêm phần cứng và phần mềm cài đặt trên chúng, để có được hiệu suất rất cao cũng như phù hợp với mục đích tối ưu công việc.
Vì vậy máy trạm thường được sử dụng bởi các nhà thiết kế đồ hoạ, các lập trình viên, chuyên viên lập trình và thiết kế đồ họa,…. những người đòi hỏi khả năng tính toán cực kỳ chính xác để đạt được kết quả tốt nhất.
Với việc ưu tiên dành cho từng ngành nghề, các phần cứng của máy trạm Workstation thường được thiết kế và điều chỉnh để tối ưu phần mềm. Vì vậy, nhiều máy Workstation thậm chí không nâng cấp phiên bản windows mới nhất mà giữ hệ điều hành được nhúng thẳng hệ thống phần cứng, cố định hệ điều hành sao cho chỉ đạt hiệu suất tối đa khi sử dụng hệ điều hành đó
Vậy Workstation có chơi game được không?
Câu trả lời là có, bởi chúng cũng tương tự như một máy tính cá nhân thông thường, Workstation đều được trang bị CPU, card đồ họa rời cho hiệu năng cao. Nhưng dù vậy, Workstation không sinh ra để chơi game. Thực tế rất nhiều máy Workstation có cấu hình khủng khiếp mạnh mẽ hơn cả một PC gaming thông thường, chúng thừa sức chơi những tựa game khủng.
Tuy nhiên ở một vài dòng card cao cấp chuyên dụng cho làm việc như Quadro, kết quả fps của dòng card này không thể bằng với card đồ họa gaming phổ thông hiện nay mà mức giá lại rẻ gấp đôi. Điều đó đơn giản bởi chúng sinh ra chỉ để làm việc và bạn không thể nào ép buộc chúng làm những thứ mà chúng không được sử dụng cho mục đích đó.
Thực tế với những sinh viên ngành kỹ thuật hay mới ra trường, việc nhăm nhe cho mình một bộ PC có khả năng làm việc cũng như giải trí được tạo tiền để cho tâm lý máy workstation nào chẳng chơi game được. Vì thế các cấu hình build PC không còn nhất thiết phải chọn chuẩn card đồ họa Quadro nữa mà có thể dùng dòng card Geforce. Vô hình chung việc này tạo nên tiền lệ xấu khiến mục đích sử dụng Workstation không chỉ đơn thuần là làm việc nữa.
Tuy nhiên ở góc độ nào đó, việc tận dung các card đồ họa Geforce thay vì Quadro cũng là lựa chọn hợp lý khi giá của những chiếc card Quadro thường đội giá lên rất cao, những card Geforce tuy không thể tối ưu toàn bộ phần mềm làm việc nhưng chúng vẫn có thể đáp ứng được khả năng xử lý với lượng nhân cuda phù hợp.
Vì vậy, các cấu hình tối ưu chi phí cho workstation hiện nay vẫn sử dụng card đồ họa NVIDIA Geforce để làm việc. Nhưng dù sao những chiếc card đồ họa dòng Geforce vẫn không thể nào mang lại chất lượng tuyệt hảo cho tính toán dựng hình,… như các card đồ họa Quadro được.
Hãy lấy ví dụ 3 card đồ họa cho laptop có hiệu năng tương đương với nhau là Nvidia GTX 1650, Nvidia Quadro T1000 và Nvidia Quadro T2000. Chúng ta có thể thấy rằng cả ba card đồ hoạ này đều sử dụng con chip TU117, nhưng xung nhịp của chúng lại rất khác nhau. Mặc dù GTX 1650 có xung nhịp cơ bản chỉ là 1395, tương đương T1000 và thấp hơn T2000, thì về lý thuyết mà nói, T2000 sẽ cho khả năng chơi game tốt nhất vì xung nhịp cao hơn.
Tuy nhiên, GTX 1650 đem tới FPS cao hơn, cho trải nghiệm gaming tốt hơn T2000. Còn về khả năng xử lý, tính toán dựng hình thì GTX 1650 lại không thể bằng với Nvidia Quadro T1000 hay T2000 được. Lý do chính là việc các sản phẩm Quadro thường được trang bị tính năng riêng, thuật toán xử lý riêng. Ngoài ra GTX 1650 cũng không mang lại sự ổn định ở VRAM và có khả năng gây crash phần mềm nữa.
Chính vì tâm lý đang dần dùng card đồ họa Geforce cho cả 2 nhu cầu làm việc và giải trí, Nvidia đã cho phép cài Driver Nvidia Studio cho dòng card Geforce, cụ thể ở đây là GTX 1650. Tuy nhiên, kết quả của GTX 1650 vẫn không quá thay đổi và vẫn không thể hơn T1000 dù cùng thông số bởi Quadro đã được tối ưu phần cứng và không có chuyện hãng để mảng Quadro của mình bị chính con đẻ khác giết chết.
Lí do Workstation không phù hợp để chơi game nằm ở việc tối ưu của Workstation:
Quay trở lại vấn đề chúng ta đang nói, máy trạm dùng để chơi game. Dù biết chơi được nhưng rõ ràng yếu tố giúp cho máy trạm luôn được lựa chọn cho các văn phòng, thi công,… chính là việc chúng đã được giới hạn mức xung nhịp để khiến cho máy chạy ổn định nhất có thể, vì vậy độ bền của Workstation thường cao hơn rất nhiều so với PC gaming.
Và điều này khiến cho hiệu năng của card đồ họa không thể đạt đúng mức fps. Với việc các tựa game khủng AAA ra mắt càng ngày càng nặng có thể kế đến như Cyberpunk 2077, thì việc tận hưởng ở mức fps thấp sẽ không thể nào khiến bạn có trải nghiệm thú vị được.
Chưa kể, với những người dùng chuyên chỉnh màu sắc hình ảnh, quay video, màn hình gaming chắc chắn không được lựa chọn ở đây. Bởi vì việc mang tần số quét lên cao nhất có thể đã khiến cho chất lượng hình ảnh bị giảm xuống, vì thế những màn hình dành cho làm việc thường sẽ chỉ dừng ở 60Hz thay vì 144Hz để tối ưu thông số màu sắc hơn.
Vì vậy một máy trạm 40 hay tới 50 triệu nhưng hiệu năng chơi game lại không thể bằng với một con PC gaming 20>30 triệu. Rõ ràng đối tượng chọn mua một chiếc Workstation sẽ chỉ nhắm tới mục đích giải quyết công việc nhanh nhất, vì vậy bỏ tiền cho việc chơi game chắc chắn sẽ là không với những ai sẵn sàng mua workstation có mức giá cao ngất ngưởng bởi họ rất nghiêm túc cho công việc mình đang làm, chứ không phải mua một chiếc máy to nạc như vậy để về chơi game một cách phù phiếm.
==> Xem thêm: Main Máy Tính Bàn | Bo Mạch Chủ cho PC Văn Phòng, Game Thủ, Máy Trạm
Vậy tác dụng của Workstation chỉ để làm việc thôi ư ?
Tất nhiên với những ai mua một bộ máy tính để giái trí nữa thì Workstation còn một vai trò cực kỳ xuất sắc đó là để xem phim và nghe nhạc. Nghe có vẻ lạ nhưng quả thật với những máy trạm cụ thể ở laptop thì việc xem phim lại rất tốt.
Tất nhiên nếu là bộ máy case thì chọn màn hình chất lượng nào cũng sẽ cho bạn kết quả xem phim nghe nhạc tốt, Tuy nhiên ở đây là khái niệm chung và trên các máy trạm laptop thì màn hình chắc chắn đi liền với linh kiện khác. Ở những laptop workstation ta có thể thấy các máy của Dell được trang bị màn hình IGZO, HP với Dream Color và Lenovo ThinkPad là Dolby Vision đem lại màu sắc vô cùng đỉnh cao so với laptop gaming.
Chưa kể hệ thống âm thanh được trang bị trên các dòng máy trạm, chúng lại hoạt động rất tốt, nhiều khi là vượt qua cả sự mong đợi của một chiếc máy chuyên làm việc, nên tất nhiên nghe nhạc trên dòng máy này cũng không phải là tệ.
Nếu bạn đã xác định chỉ để làm việc thì rõ ràng hãy chỉ hướng tới một mục đích xây dựng cấu hình dành cho workstation thay vì nghĩ tới giải trí cũng phải khủng. Tất nhiên các cỗ máy workstation vẫn có thể chơi game một cách bình thường nhưng đó không phải mục đích của chúng. Vì thế bạn hãy tìm hiểu thật kỹ, suy nghĩ xem mình muốn dùng PC như nào, nếu bạn muốn hiểu rõ hơn về các cấu hình phù hợp hãy liên hệ với Hoàng Hà PC để được tư vẫn rõ hơn nhé.