Thịt bò được các nhà nghiên cứu và dinh dưỡng đánh giá là thực phẩm bổ dưỡng, có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, người bị viêm amidan có ăn thịt bò được không?
3 Lợi ích hàng đầu của thịt bò đối với sức khỏe
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thịt bò chủ yếu chứa nhiều chất béo và protein. Cứ 100 gram thịt bò chứa các thành phần dưỡng chất sau:
- Lượng calo: 217
- Protein: 26,1 gram
- Chất béo: 11,8 gram
- Nước: 61%
- Chất xơ, Carbs: 0 gram
Ngoài các thành phần này, thịt bò còn chứa nhiều chất khoáng và vitamin khác nhau như kẽm, selen,vitamin B12, B6, phospho, niacin,… Bên cạnh đó, thịt bò cũng được xem là loại thịt đỏ giàu acid amin chống oxy hóa như creatine, Taurine, Glutathione, Axit linoleic liên hợp (CLA),…
Nhờ chứa những hoạt chất này, thịt bò mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe như:
- Giúp duy trì khối lượng cơ bắp: Thịt bò cung cấp lượng lớn protein và acid amin thiết yếu. Do đó, thường xuyên sử dụng sẽ giúp bổ sung dưỡng chất, duy trì khối lượng cơ bắp
- Cải thiện tình trạng thiếu máu: Thiếu sắt là một trong những nguyên nhân gây thiếu máu và khiến cơ thể uể oải, mệt mỏi. Trong thịt bò có chứa một dạng sắt heme có khả năng sinh học cao, có tác dụng giúp bổ sung sắt, làm tăng số lượng hồng cầu. Đồng thời, sắt còn tăng cải thiện sự hấp thụ sắt từ thực vật. Do đó, nếu thường xuyên sử dụng sẽ giúp ngăn ngừa thiếu máu do thiếu sắt
- Tăng cường sức đề kháng và giúp cơ thể phục hồi: Thịt bò chứa nhiều kẽm và magie, có tác dụng nâng cao sức mạnh cơ bắp và hệ miễn dịch. Bên cạnh đó, nguyên liệu này còn giúp thúc đẩy quá trình bình phục bệnh nhanh. Vì vậy, thường xuyên bổ sung vào khẩu phần ăn giúp ngăn ngừa vi khuẩn và vi rút tấn công. Từ đó giúp phòng ngừa bệnh tật, đặc biệt là bệnh cảm lạnh hoặc cảm thông thường,…
Bị viêm Amidan có ăn thịt bò được không?
Như đã đề cập ở trên, thịt bò chứa nhiều thành phần dưỡng chất không chỉ giúp bồi bổ cơ thể mà còn đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Đặc biệt, thực phẩm này còn giúp cung cấp đủ acid amin và các dưỡng chất cần thiết khác, làm tăng sức đề kháng và đẩy lùi bệnh trong thời gian ngắn. Vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên người bị viêm amidan nên bổ sung thịt bò vào danh sách thực phẩm cần ăn. Tuy nhiên, vì thịt bò có tính dai. Do đó, để hạn chế tổn thương bề mặt amidan, người bệnh nên xay hoặc xé nhỏ thịt ra.
Bên cạnh việc bổ sung thịt bò vào thực đơn, các chuyên gia cũng lưu ý bệnh nhân chỉ nên sử dụng với khẩu phần vừa đủ. Tuyệt đối không nên quá lạm dụng. Bởi thịt bò chứa nhiều cholesterol và protein, những chất này làm tăng nguy cơ gây viêm khiến bệnh thêm phức tạp. Nguy hiểm hơn, khi dung nạp một lượng lớn thịt bò vào cơ thể, rất dễ làm tăng khả năng mắc bệnh tim, ung thư tuyến tiền liệt hoặc đại tràng.
Món ăn chế biến từ thịt bò giúp hỗ trợ chữa viêm amidan
Người bệnh có thể sử dụng thịt bò chế biến thành nhiều món ăn với hương vị và màu sắc đa dạng sau đây:
1. Món cháo thịt bò
+ Nguyên liệu:
- 1 kg xương ống heo
- 500 gram thịt bò
- 1 kg xương sườn bò
- 200 gram gạo tẻ
- 50 gram gạo nếp
- 50 gram gừng tươi
- 1 bó nhỏ hành lá
- 5 củ hành khô
- 1 bó rau tía tô
- Gia vị thông thường bao gồm muối, đường, hạt niêm,…
+ Sơ chế:
- Xương ống heo và xương sườn bò đem rửa sạch, chặt xương thành miếng vừa ăn
- Gừng rửa sạch, bỏ vỏ và thái sợi
- Hành lá và lá tía tô loại bỏ lá úa vàng, rửa sạch và thái nhỏ
- Hành củ đem bóc bỏ lớp vỏ ngoài và băm nhỏ 2 củ. 3 củ còn lại thái lát mỏng rồi đem phi vàng
- Gạo tẻ và gạo nếp đem trộn chung rồi vo sạch, ngâm trong nước
- Thịt bò đem rửa sạch và băm nhỏ rồi đem ướp gia vị (hạt tiêu, hạt nêm, bột ngọt, muối và hành tím băm nhỏ) trong khoảng 15 – 20 phút. Cuối cùng xào thịt bò
+ Cách thực hiện:
- Xương ống heo và xương sườn bò đem cho vào nồi nước và hầm nhỏ lửa trong vòng 2 tiếng. Trong quá trình hầm, nên cho thêm 1 muỗng cà phề muối. Sau khi hầm xong, lọc lấy nước dùng xương
- Cho gạo vào và nấu nhừ. Khi cháo sôi nên hạ nhỏ lửa
- Sau đó cho gừng, gia vị vào nêm nếm vừa ăn
- Cuối cùng cho thịt bò xào vào, nêm nếm lại và múc ra bát, thêm tía tô và hành ngò vào thưởng thức
2. Súp thịt bò
+ Chuẩn bị:
- 1 củ khoai tây to
- 1 củ cà rốt
- 100 gram thịt bò
- 2 – 3 nhánh tỏi
- Gia vị thông thường như nước mắm, muối, tiêu,…
+ Sơ chế:
- Thịt bò rửa sạch sẽ được băm nhuyễn
- Tỏi đem bóc bỏ vỏ và băm nhuyễn
- Cà rốt gọt bỏ vỏ, rửa sạch và thái hạt lựu
- Khoai tây gọt vỏ, rửa sạch và để ráo
+ Cách làm:
- Khoai tây đem hấp chín rồi nghiền mịn
- Cho dầu ăn vào tỏi và phi tỏi cho thơm
- Cho thịt bò, cà rốt và 1/3 muỗng muối vào chảo xào cho chín đều
- Sau đó, cho khoai tây nghiền mịn vào nồi thịt bò xào, thêm một ít nước rồi dùng đũa khuấy đều thành hỗn hợp vừa ăn
- Cuối cùng nêm nếm lại và múc ra bát, thêm ít tiêu và hành lá rồi thưởng thức
Những lưu ý khi ăn thịt bò trong quá trình viêm amidan
Trong quá trình sử dụng thịt bò bồi bổ cơ thể, người bệnh cần chú ý những thông tin sau:
- Mặc dù thịt bò mang lại giá trị dinh dưỡng cao nhưng các chuyên gia khuyên người bệnh không nên ăn quá 80 gram thịt bò trong ngày. Bởi việc sử dụng quá nhiều thịt bò có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư đại tràng và tuyến tiền liệt
- Không nên ăn thịt bò khi đang uống rượu trắng. Vì thịt bò có thể phản ứng với rượu gây viêm chân răng hoặc các bệnh về răng lợi. Bên cạnh đó, rượu có tính nhiệt cao, nếu sử dụng chung với thịt bò có thể làm cho cơ thể nóng lên ở mức bốc hỏa
- Người bị dị ứng với thịt bò hoặc mắc bệnh ngoài da không nên ăn thịt bò. Nguyên nhân là thực phẩm này có thể gây ngứa hoặc râm ran khiến bệnh thêm trầm trọng
- Bệnh nhân vừa thực hiện phẫu thuật cắt mỗ ruột thừa tuyệt đối không sử dụng thịt bò. Bởi ở giai đoạn này, hệ tiêu hóa hoạt động kém, trong khi đó thịt bò là thực phẩm dai và khó tiêu. Vì vậy, sử dụng có thể khiến chức năng tiêu hóa bị trì trệ, làm chậm quá trình bình phục bệnh
- Thịt bò có tính nóng có thể khiến cơ thể ở giai đoạn cảm yếu hơn bình thường, đồng thời làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm amidan, viêm họng. Vì thế, người đang bị cảm lạnh không nên sử dụng nguyên liệu này
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp người bệnh giải đáp rõ thắc mắc “Viêm amidan có ăn thịt bò được không”. Để bệnh mau chóng bình phục, bên cạnh việc cân bằng chế độ ăn uống và nghỉ ngơi, bệnh nhân cũng nên tuân thủ điều trị theo hướng dẫn từ bác sĩ.
⇒ Có thể bạn quan tâm:
- Viêm amidan: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
- Viêm amidan để lâu có sao không? Có biến chứng gì không?